Việc lập bàn thờ Phật tại gia mang tới nhiều ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tất cả mọi người, đặc biệt với những người theo đạo Phật. Việc làm này nhằm giúp cho các Phật Tử bày tỏ được tấm lòng thành kính đối với đạo Pháp cùng với những vị Bồ Tát đã có công soi đường chỉ lối đúng đắn cho chúng sanh trên hành trình cuộc sống.
Nhiều gia đình ngày nay lập bàn thờ Phật tại gia và mong muốn gia đình có một không gian thờ phật tại gia phù hợp với mục đích và không gian thờ tự của gia đình.

Thờ Phật tại gia còn giúp thể hiện cho nhận thức về đạo đức, lối sống giữa đời với con người. Bởi việc thờ Phật hay những tín ngưỡng khác cũng sẽ giúp cho con người chúng ta hướng được tới Chân, Thiện, Mỹ để từ đó nuôi dưỡng một con người hoàn thiện từ tâm tưởng cho tới lời nói.

Không giống những loại hình thiết kế nội thất nhà ở khác ưu tiên công năng sử dụng, trong thiết kế bàn thờ phật tại gia, nên chọn vật dụng một cách kỹ càng và chú trọng đặc biệt vào từng mục đích riêng của gia chủ để tính toán cách bố trí hợp phong thủy mà vẫn thể hiện sự trang trọng, tôn nghiêm.

Phong cách thiết kế mẫu không gian thờ phật tại gia hiện đại thường sử dụng gam màu trầm, nâu đậm hoặc vàng tạo cảm giác không gian rộng rãi, thanh thoát, nhưng vẫn giữ được vẻ trang nghiêm và thành kính.
Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng lâu đời của người Việt, Phật giáo du nhập và Việt Nam và ảnh hưởng một cách toàn diện đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.
Ảnh hưởng của Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt
Phật giáo du nhập vào Việt Nam những năm đầu kỷ nguyên. Với tinh thần từ bi, bình đẳng, giác ngộ, nhân bản, nhân văn, tôn trọng tín ngưỡng bản địa, Phật giáo đã giúp các tín ngưỡng bản địa loại bỏ những tồn tại, bồi đắp, bổ trợ thêm những giá trị mới. Với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, Phật giáo tiếp tục tôn vinh giá trị truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của người Việt, nâng cao giá trị “đạo hiếu”, bổ trợ định hướng về tinh thần trong cách thờ cúng tổ tiên.
Trên dưới 2.000 năm giao thoa, dung hợp, bổ trợ, tinh thần Phật giáo ảnh hưởng một cách toàn diện đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Dưới đây là những ảnh hưởng cơ bản của Phật giáo đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt:
Thứ nhất, về tư tưởng quan điểm
Một trong những giá trị chủ đạo của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt là tinh thần hiếu đạo, dân gian có câu “Sống tết, chết giỗ”, “Chim có tổ người có tông/ Như cây có cội như sông có nguồn” hay “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/ Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”,…
Từ sự bổ sung tư tưởng của Phật giáo, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt có thêm quan điểm: “Thứ nhất là tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa”, “Tu đâu cho bằng tu nhà/ Thờ cha kính mẹ mới là chân tu”. Quan điểm này có ý nghĩa, chữ hiếu chính là gốc của đạo đức, muốn tu được chùa, muốn làm được việc đời, trước hết phải tu chữ hiếu, phải hoàn thành bổn phận đạo làm con, phải có hiếu với cha mẹ.
Thứ hai, về khía cạnh nghi lễ
Hiện gần như 90% nghi lễ thờ cúng tổ tiên của người Việt đang mang màu sắc Phật giáo. Các khoa cúng tổ tiên của người Việt được soạn theo ngôn ngữ nghi lễ Phật giáo, sử dụng các loại hình thần chú của Phật giáo,… Các nghi thức tang ma đều được thực hiện theo tinh thần Phật giáo.

Đặc biệt các lễ như lễ tuần thất, tuần 35, 49, lễ cầu siêu – là những nghi lễ quan trọng không thể thiếu với một người đã mất, đều là những nghi lễ thuần túy Phật giáo; hay lễ cầu siêu phả độ gia tiên, lễ Vu lan báo hiếu – đều mang màu sắc thuần túy Phật giáo. Đặc biệt, từ xưa đến nay, câu cửa miệng khi lễ tổ tiên của người Việt cho dù theo hay không theo đạo Phật đều là câu “Nam Mô A Di Đà Phật”, kèm theo đó là hình thức “chắp tay búp sen” (một nghi thức, phong cách chào, lễ của Phật giáo) để khấn vái tổ tiên.
Kể cả các pháp khí thờ cúng tổ tiên như chuông mõ cũng đều thuộc Phật giáo. Phật giáo đã và đang đơn giản hóa các nghi lễ thờ cúng tổ tiên, giảm tiện đi những nghi thức rườm rà, không phù hợp, tốn thời gian, tiền của, đồng thời đưa ra những hình thức nghi lễ kết hợp giữa tinh thần Phật giáo với truyền thống tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, phong tục tập quán,… vừa đảm bảo được giá trị truyền thống, giá trị văn hóa, lại đảm bảo được giá trị tâm linh, phù hợp với nếp sống văn minh tiến bộ, văn hóa hội nhập mới của người Việt.
Thứ ba, về mặt thờ tự
Nguyên tắc thờ tự xưa của người Việt là “Đông bình tây quả” (đây cũng là nguyên tắc độc bình – thờ một bình hoa). Như vậy, ban thờ người Việt thường đặt hướng Nam – hướng mát. Bên trái ban thờ nhìn từ trong ra sẽ là hướng Đông, bên phải ban thờ là hướng Tây. Hướng Đông là hướng mặt trời mọc – biểu trưng cho mùa xuân, ngày mới, sự sinh sôi, nảy nở, nên đặt bình hoa, với mong ước tâm linh đặt cây bên phía mặt trời mọc, thì cây sẽ đơm chồi, gia đình được phúc lộc.

Hướng Tây là hướng mặt trời lặn, biểu trưng cho chiều mùa Đông, hoàng hôn, nên đặt mâm ngũ quả, với mong muốn cuộc sống gia đình ngày càng sung túc đủ đầy, cuộc sống sẽ luôn đơm hoa kết trái. Mặt khác cũng mong muốn, sinh ra sống trên đời, thác sẽ được sinh về Tây phương cực lạc. Cách thờ tự theo nguyên tắc này, ngày nay không mấy gia đình biết và duy trì, hầu hết thờ tự mang tính chất tự phát hoặc bát hương ông bà để sao con cháu để vậy.
Ảnh hưởng của Phật giáo về cách thờ này, Phật giáo điều chỉnh là nguyên tắc từ “độc bình” – thờ một bình hoa, thành “song bình” – thờ hai bình hoa. Nghĩa là lối thờ Phật giáo là lối thờ đảm bảo tính cân đối trên ban thờ, gần như mọi đồ thờ trên ban thờ đều có đôi đối xứng nhau – biểu trưng giáo lý trung đạo của Phật giáo.
Mặt khác văn hóa thờ bát hương và thắp hương cũng có nguồn gốc từ Phật giáo; thắp hương thường ba nén, vái, lễ thường ba lễ – biểu trưng cho Phật – Pháp – Tăng. Về đồ thờ trên ban như: Đế đèn gỗ cổ, ống hương, mâm bồng – cũng đều sử dụng phong cách đồ thờ tại chùa.
Thứ tư, về kiến trúc
Hiện hầu hết kiến trúc từ đường (nhà thờ họ) từ cổng Tam quan đến hậu cung cũng như kiến trúc tổng thể đều mang phong cách, dáng dấp kiến trúc đình chùa.

Như vậy, Phật giáo ảnh hưởng một cách sâu sắc và toàn diện đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Điều đó cho thấy, Phật giáo góp phần loại bỏ đi những yếu tố mê tín, rườm rà, không phù hợp với thời đại mới, đồng thời tiếp tục tôn vinh, bồi đắp, bổ sung những giá trị tốt đẹp của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt lên tầm cao mới.
Nhờ vậy, góp phần đưa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tiếp tục trở thành một nét đặc sắc mang đậm bản sắc văn hóa người Việt, chứa đựng những giá trị đạo đức, văn hóa, tín ngưỡng tâm linh trong sáng, làm nền tảng, hạt nhân cho hệ giá trị truyền thống dân tộc, phù hợp với nếp sống văn hóa văn minh tiến bộ.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cùng với đạo Phật là hạt nhân cốt lõi của văn hóa truyền thống người Việt
Ở mỗi làng quê Việt hiện nay, gần như làng nào cũng có chùa, đền, đình, nhà thờ họ, ban thờ tổ tiên trong mỗi gia đình. Dường như thứ gì cũng có thể mất trên làng quê Việt, nhưng những thứ đó người dân không bao giờ từ bỏ, vì nó không chỉ mang ý nghĩa thờ cúng, mà là truyền thống của ông cha, là di sản của thế hệ trước, là văn hóa mỗi làng, là yếu tố thiêng liêng được người dân tôn thờ, là nơi nương tựa về tâm linh,… Tất cả điều này đã được mặc định trong ý thức hệ của người dân Việt.

Nếu làm một phép khảo sát, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra một điều, gần như toàn bộ văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng tâm linh của một ngôi làng đều gắn bó một cách chặt chẽ và mật thiết với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ Phật. Và nếu, nói đến văn hóa truyền thống người Việt trong xã hội Việt Nam đương đại, gần như mọi thứ đang xoay quanh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, đạo lý nhà Phật. Điều này cũng đưa đến một nhận thức, muốn bảo vệ phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc, cần đánh giá nghiêm túc vai trò của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, đức tin theo đạo Phật với mỗi làng quê Việt nói riêng và dân tộc nói chung.
Mộc Việt là đơn vị chuyên thiết kế thi công không gian thờ tự cho mọi khách hàng; Liên hệ ngay với Mộc Việt ☎ Tổng đài tư vấn: 0828.302.333 hoặc 📞 Hotline: 0969.52.62.63 để được tư vấn và lựa chọn các mẫu không gian thờ phật, thờ gia tiên phù hợp nhất với không gian thờ gia đình bạn.
Xem thêm các sản phẩm nội thất phòng thờ tại 🌍 Website : banthomocviet.com – khobanthodep.com
(Trong bài có sử dụng nguồn tham khảo từ bài viết của Thượng tọa Thích Chiếu Tuệ)