13 hạnh đầu đà trong pháp tu nhà Phật

13 hạnh đầu đà là những hạnh tu khổ hạnh, giúp người xuất gia tôi luyện thân tâm, trừ bỏ phiền não cấu trần, nâng cao tinh thần giác ngộ.

Khi một thiền giả theo đuổi con đường giới, vị ấy nên khởi sự thực hành khổ hạnh để kiện toàn các đức đặc biệt ít muốn, biết đủ v.v… nhờ đó giới, như đã mô tả, được thanh tịnh. Vì khi Giới của vị ấy đã được thanh lọc khỏi các cấu uế bằng những thứ nước thiểu dục, tri túc, viễn ly, độc cư, ở những trú xứ vắng, tinh cần, ít nhu cầu, thì giới sẽ trở nên hoàn toàn thanh tịnh, vị ấy sẽ thành tựu, tất cả những ước nguyện của mình.

Và khi toàn thể con người đã được thanh lọc bằng công đức giới và nguyện vào đã an trú trong ba thánh tài đầu tiên, vị ấy bây giờ có thể xứng đáng đạt đến gia tài thứ tư gọi là “sự hân hoan trong tu tập” (Tăng chi ii, 27). Bởi vậy, chúng ta sẽ khởi sự giải thích các khổ hạnh.

(Trích “Thanh Tịnh Ðạo – Visudhi Magga”, Phần I, Chương II..Thanh Tịnh Ðạo là một bộ sách tu học dựa trên giáo lý nguyên thủy,
do Luận sư Buddhaghosa (Phật Âm) trước tác vào thế kỷ V, TL)

Hạnh đầu đà
13 hạnh đầu đà (nguồn ảnh Internet)

Ý nghĩa 13 hạnh đầu đà

Đầu đà nghĩa là khổ hạnh. Người tu theo hạnh đầu đà chấp nhận những khó khăn trong các vấn đề ăn, mặc, ở. Người thực hành hạnh này sẽ dễ thúc liễm thân tâm, thanh tịnh ba nghiệp. Thời Đức Phật còn tại thế, có rất nhiều vị tu hành chứng đắc quả vị A La Hán. Trong hàng đệ tử xuất gia của Thế Tôn có 80 vị được xếp vào hàng Đại Thanh Văn, đây là những bậc Thánh có đức hạnh đặc biệt xuất sắc. Trong đó, ngài Đại Ca Diếp được mệnh danh Đầu đà đệ nhất

Đức Thế Tôn đã cho phép thực hành 13 khổ hạnh cho những thiện nam tử đã từ bỏ những chuyện xác thịt và không kể thân mạng, mong muốn tu tập phù hợp với cứu cánh giải thoát. Mười ba khổ hạnh là:

1. Hạnh mặc y phấn tảo

Gọi là phấn tảo (pamsukùla – bụi bặm) vì nó được tìm ở những đống rác bên đường, nghĩa địa, đống phân (midden), nó thuộc về đồ bỏ tại các nơi ấy. Hoặc nó đang tiến đến một tình trạng tồi tệ như đồ bỏ (Pamsu viya kucchita-bhàvamulati) cho nên gọi là phấn tảo y.

Sự thực hành đầu tiên hay phương pháp đầu tiên được gọi là ‘hạnh y phấn tảo’. Vào thời trước khi Đức Phật cho phép dùng y phục được dâng cúng bởi các thiện tín, các tu sĩ đã phải tự lượm nhặt y phục để dùng. Tức là các vị phải đi vào những nơi như đống rác hoặc mộ địa hoặc bất kỳ nơi nào và nhặt những mảnh vải bị mọi người vất đi. Các vị sẽ phải cắt bỏ những phần hư xấu. Rồi các vị dùng những phần tốt, ghép chúng lại với nhau và may vá thành một bộ y.

2. Hạnh ba y

Ba y là áo khoác ngoài gồm những miếng vải chắp nối lại, thượng y và hạ y, nghĩa là sử dụng những miếng vải chắp vá lại thành y. Chỉ dùng ba y không nhận thêm y thứ tư.

3. Hạnh khất thực

Đi khất thực để nuôi sống bản thân, không nhận sự cung cấp riêng từ người nào. Điều này rèn luyện tính khiêm nhường và từ bỏ của cải vật chất.

4. Hạnh khất thực từng nhà

Thu nhặt đồ khất thực từng nhà, gọi là ăn đồ khất thực. Điều này giúp tâm hồn không gắn bó với một nơi chốn hay con người cụ thể nào.

13 hạnh đầu đà trong pháp tu nhà Phật
Hạnh khất thực 1/13 hạnh đầu đà trong pháp tu nhà Phật (nguồn ảnh tahm khảo Internet)

5. Hạnh nhất tuệ thực

Nghĩa là ngồi ăn chỉ một lần, khi đã đứng lên rồi thì không ngồi xuống ăn lại. Hạnh này giúp kiểm soát và giảm bớt sự ham ăn, nâng cao tinh thần khổ hạnh.

6. Hạnh ăn bằng bát

Chỉ ăn những gì đã xin được trong bát, không nhận thêm bát thứ hai, gọi là người ăn bằng bát. Điều này tượng trưng cho sự giản dị và không bị lệ thuộc vào các tiện nghi khác.

7. Hạnh không để dành đồ ăn

Không nhận đồ ăn sau khi đã ăn xong, không giữ lại đồ ăn cho bữa ăn sau. Điều này rèn luyện tính kỷ luật và không chấp giữ

8. Hạnh ở rừng

Sống ở rừng, xa lánh cuộc sống bình thường để thực hành tu tập. Hạnh đầu đà 8 giúp giải phóng tâm trí khỏi những phiền não của cuộc sống

9. Hạnh ở gốc cây

Sống dưới gốc cây, không xây dựng nhà cửa. Điều này giúp giảm thiểu sự sở hữu và gần gủi với tự nhiên.

10. Hạnh ở giữa trời

Sống ở nơi không có mái che để rèn luyện sự kiên nhẫn, và khả năng chịu đựng. Hạnh đầu đà 10 này giúp tinh thần chịu khổ và từ bỏ tiện nghi.

11. Hạnh ở nghĩa địa

Ở tại các nghĩa địa để thiền định và nhận sức về sự vô thường. Hạnh đầu đà 11 này giúp thấy rõ bản chất của sinh tử và không sợ hãi cái chết

12. Hạnh nghỉ chổ nào cũng xong

Hạnh đàu đà 12 là là hạnh nghỉ chỗ nào cũng xong; Không có chỗ nghỉ cụ thể, nghỉ ở bất cứ nơi nào. Hạnh này giúp buông bỏ gắn bó với một nươi chốn cụ thể, rèn luyện tính linh hoạt.

13. Hạnh ngồi

Hạnh đầu đà 13 là hạnh ngổi; Chỉ ngồi mà không nằm xuống, ngay cả khi ngủ. Điều này rèn luyện tính kỷ luật và kiên định trong tu tập.

Đặc tính của 13 hạnh đầu đà

Tất cả 13 khổ hạnh trên đều có đặc tính là ý nguyện thọ trì. “Người thọ giới là một con người. Cái nhờ đó nó thọ giới được là tâm và tâm sở. Chính ý chí trong hành vi thọ giới gọi là hạnh đầu-đà. Tất cả 13 hạnh đều có công dụng là loại trừ tham dục và hiện tứ của chúng là vô tham. Nguyên nhân gần của chúng là những đức thiểu dục…

Trong thời Phật tại thế, tất cả khổ hạnh đều phải được thọ trì trước mặt đức Thế Tôn. Sau khi Ngài nhập Niết-bàn, phải thọ trước một vị đại đệ tử của Ngài. Khi không có vị này, phải thọ trước một người đã đoạn tận lậu hoặc, một bậc Bất hoàn, Nhất lai hay Nhập lưu, hoặc một người thông hiểu 3 tạng hoặc 2 tạng hoặc 1 tạng hoặc 1 người thông hiểu 1 trong 5 bộ Nikàya, 1 luận sư Nikàya. Không có 1 người như vậy thì phải thọ trước 1 vị đang hành 1 khổ hạnh. Nếu không có 1 vị như vậy thì nên quét dọn sạch sẽ điện thờ rồi ngồi mà thọ giới một cách kính cẩn như đang ở trước mặt đấng Ðạo sư. Như thế, có thể thọ giới đầu-đà một mình.

Mỗi hạnh đầu đà mang một ý nghĩa sâu sắc, giúp người tu tập buông bỏ được những ràng buộc trong thế gian. Qua việc thực hành những hạnh này, người tu tập có thể đạt sự thanh tịnh nội tâm và tiến gần hơn với sự giác ngộ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *