Chuẩn bị lễ cúng ông công ông táo 23 tháng chạp 2022

Mỗi dịp 23 tháng chạp hàng năm, người dân Việt Nam lại chuẩn bị lễ cúng ông công ông táo. Đây là một nét đẹp văn hóa, mang nhiều nét tâm linh, lâu đời của dân tộc Việt Nam.

Nếu bạn còn băn khoăn phải chuẩn bị vật cúng ông công ông táo thế nào cho đúng và đủ, tham khảo bài viết sau cùng Mộc Việt nhé.

Ý nghĩa của lễ cúng ông công ông táo

Lễ cúng ông Công, ông Táo hay còn gọi là Tết Táo quân. Dân gian quan niệm đây là lễ tiễn ông Táo về chầu trời, chia tay mọi vất vả, muộn phiền của năm cũ khiến cho tâm của mỗi người trở nên thanh thản, nhẹ nhõm hơn để sẵn sàng tâm thế bước vào một năm mới bình an và hạnh phúc.

Truyền thuyết kể lại, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo trông coi việc bếp núc. Đây là những vị thần được Ngọc Hoàng phái xuống trần gian theo dõi, ghi chép những việc trong năm, để đến ngày 23 tháng Chạp, các thần sẽ cưỡi cá chép lên thiên đình báo cáo những việc tốt, xấu của gia đình.

Do đó, trong quan niệm của người Việt, ông Công, ông Táo là những vị thần định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình. Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, “cá vượt vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng cho tinh thần vượt khó, ý chí kiên trì chinh phục thử thách để đi đến thành công.

Với mong muốn cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người ta lại làm lễ tiễn đưa ông Công, ông Táo lên chầu trời một cách thành kính, trang nghiêm. Đây cũng là một trong những sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian quan trọng trong dịp Tết Nguyên đán của người Việt.

Lễ cúng ông công ông táo ngoài việc chuẩn bị đón chào một năm mới với nhiều kỳ vọng, hoạt động này còn là để nhìn lại một năm cũ cho chặng mới tốt đẹp hơn.

Su Tich Ong Cong Ong Tao
Từ Truyền thuyết ông công ông táo về trời hàng năm ngày 23 tháng chạp người dân chuẩn bị lễ cúng ông công ông táo

Xem thêm: Cách chọn bàn thờ ông táo treo tường chuẩn phong thủy

Chuẩn bị lễ cúng ông công ông táo 23 tháng chạp

Lễ vật cúng ông công ông táo

– Mũ ông Công ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Chiếc mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn; mũ dành cho Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ.

– Hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi. ba bộ mũ áo, hia hài Táo Quân cùng tiền vàng. Để đơn giản, có khi người Việt chỉ cúng tượng trưng một chiếc mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.

Những đồ vàng mã như mũ, áo, hia và một số vàng thoi bằng giấy sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta sẽ lập bài vị mới cho Táo Công.

Ngoài ra, người việt còn cúng cá chép để các ông, bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá hóa long” nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ được “phóng sinh” (thả ra ao hồ hay ra sông) sau khi cúng.

Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ.

Miền Nam thì lễ vật đơn giản, họ chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.

Mam Cung Ong Cong Ong Tao
Lễ cúng ông công ông táo gồm lễ vật và mâm cúng được chuẩn bị cận thận chu đáo

Mâm cúng ông công ông táo

Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm mâm cỗ mặn hoặc chay:

Mâm mặn: Xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng, mộc…

Mâm chay: với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc, xôi chè…. để tiễn Táo Quân.

Xem thêm: Gợi ý chọn trái cây cúng ngày tết cầu sung túc

Thời gian thích hợp cho lễ cúng ông công ông táo

Quan niệm của người Việt, ngày tiễn ông Công ông Táo đi là trước 12h ngày 23 tháng Chạp, ngày rước các ông về là ngày mồng 7 Tết.

Cũng có quan niệm lễ cúng ông công ông táó được cúng vào tối ngày 22 tháng chạp Âm lịch hàng năm, vì đầu ngày 23 tháng Chạp Ông Táo đã chầu Trời, nếu để sang ngày 23 tháng Chạp mới cáo lễ tiễn đưa Ông Táo về Trời, e rằng Ông Táo sẽ không nhận được lễ vật tâm thành của gia chủ. Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để cá chở ông Táo lên chầu Trời.

Mâm Cúng Bàn Thờ ông Táo Khi Nhập Trạch
Lễ cúng ông công ông táo

Văn khấn lễ cúng ông công ông táo

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Kính lạy ngài Đông trù tư mệnh Táo Phủ thần quân

Tín chủ con là:

Ngụ tại:

Nhân ngày 23 tháng Chạp năm Canh Tý, tín chủ chúng con thành tâm sửa biện hương hoa, vật phẩm, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến tôn thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời:

Ngài Đông trù tư mệnh Táo Phủ thần quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Phỏng theo lệ cũ, ngài là vị chủ, ngũ tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo quân chứng giám.

Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin tôn thần gia ân châm chước, ban lộc ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già an ninh khang thái.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

Lễ cúng ông công ông táo ngày nay vẫn được duy trì và giữ nguyên giá trị nhân văn sâu sắc. Ngày lễ mang ý nghĩa giáo dục về truyền thống trong các gia đình, truyền tải những mong ước tốt đẹp và góp phần gia tăng thêm hương vị ngày Tết ở Việt Nam.

Bàn thờ Mộc Việt – Mộc của người Việt

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *