Hướng dẫn sắm lễ nhập trạch nhà mới

Lễ nhập trạch nhà mới là một nghi lễ cổ truyền quan trọng của dân tộc ta. Vì vậy, gia chủ chuẩn bị về nhà mới cũng rất quan tâm đến việc sắm lễ nhập trạch nhà mới như thế nào để cho lễ nhập trạch nhà mới được diễn ra đầy đủ, nhằm cầu mong sự bình an may mắn.

Mẫu phòng thờ đẹp, bộ đồ thờ gỗ được ưa chuông nhất năm 2022
Mẫu phòng thờ đẹp, bộ đồ thờ gỗ được ưa chuông nhất năm 2023

Bài viết sau của Mộc Việt sẽ hướng dẫn bạn sắm lễ nhập trạch nhà mới thế nào cho đúng các bạn có thể tham khảo và thực hiện nhé.

Ý nghĩa lễ nhập trạch nhà mới là gì?

Một trong những phong tục truyền thống tốt đẹp của cha ông ta đó là các phong tục khi làm nhà mới. Khi chúng ta làm nhà mới có ba nghi lễ rất quan trọng đó là: Lễ Động Thổ (đây là lễ xin phép Thổ Công ở đất xây nhà để bắt đầu quá trình xây dựng), Lễ Cất nóc (lễ trước khi đổ mái nhà – được hiểu là báo cáo với Thổ Công và Trời Đất rằng công việc xây dựng nhà đã hoàn tất) và Lễ Nhập Trạch (lễ dọn về nhà mới).

Mẫu Bàn Thờ đứng Hiện đại
Mẫu Bàn Thờ đứng Hiện đại

Lễ nhập trạch được hiểu là lễ dọn vào nhà mới, áp dụng cả nhà mới xây, mới mua. Đây là một nghi lễ cổ truyền, quan trọng bên cạnh lễ động thổ, cất nóc. Làm lễ nhập trạch tức là đăng ký hộ khẩu với thần linh, thổ địa nơi ngôi nhà đã tọa lạc.

Thực hiện nghi lễ nhập trạch nhà mới là cách bạn báo cáo với thần linh, tổ tiên về việc chuyển dọn nơi ở của gia đình. Cầu mong đấng bề trên chấp thuận và tiếp tục phù hộ gia đạo bình an, có nhiều tiền tài và sức khỏe tại nhà mới.

Mẫu phòng thờ đẹp, bộ đồ thờ gỗ được ưa chuông nhất năm 2022
Mẫu phòng thờ đẹp, bộ đồ thờ gỗ được ưa chuông nhất năm 2022

Thực hiện nghi lễ nhập trạch còn thể hiện lòng thành kính của gia chủ đối với các vị Thần Linh, Thổ Địa, cũng như thể hiện mong ước được các vị Thần che chở và phù hộ để gia đình bạn được bình an, hạnh phúc và gặp nhiều tài lộc khi đến sống tại đây.

Mẫu Bàn Thờ Gia Tiên Mộc Việt
Lau dọn bàn thờ cùng với việc sắm lễ nhập trạch nhà mới để thực hiện nghi lễ nhập trạch

Tại sao phải sắm lễ nhập trạch nhà mới 

Theo quan niệm tâm linh, làm mâm cúng nhập trạch dọn về nhà mới xây, mới mua hay nhà mới thuê là việc rất quan trọng đối với chủ nhà có thờ cúng bởi vì việc này sẽ giúp:

  • Cúng tiễn đưa các vong hồn, cô hồn còn tồn tại nơi đất chủ nhà.
  • Giúp gia chủ cầu mong cho gia đình hòa thuận vui vẻ, con đàn cháu đống, sức khỏe dồi dào, cuộc sống bình yên, tài lộc.
  • Báo cho ông bà tổ tiên phù hộ chở che cho con cháu của mình.
  • Bài trừ, xua đuổi tà khí còn sót lại trong ngôi nhà mới.
  • Cúng báo ông táo bà táo để cầu cho cơm no đầy đủ.

Bởi những lý do đó mà các gia chủ thường coi trọng việc sắm lễ nhập trạch nhà mới để cầu bình an, may mắn.

Xem thêm: Vị trí đặt bàn thờ theo tuổi của gia chủ thu hút tài lộc

Bàn Thờ Mộc Việt Thi Công Phòng Thờ Tại Bình Dương
Bàn Thờ Mộc Việt Thi Công Phòng Thờ Tại Bình Dương

Sắm lễ nhập trạch nhà mới thế nào cho đúng

Khi gia đình bạn đã xây xong nhà, hoặc mua nhà mà và đã chọn được ngày, giờ tốt và mọi điều kiện để chuyển đến ngôi nhà mới cần thực hiện mâm cúng, lễ vật đầy đủ. Sắm lễ nhập trạch nhà mới thông thường có ba phần bao gồm: vàng mã, hoa quả, mâm thức ăn. Tùy điều kiện gia đình mà bạn có thể làm mâm đồ cúng phù hợp.

Cung Tim Hieu Bai Cung Com Hang Ngay Cho Nguoi Moi Mat
chuẩn bị mâm cúng lễ nhập trạch

1. Vàng mã

Vàng mã có thể sắm theo quan niệm và phong tục của gia đình. Thông thường người ta sắm như sau: Ngựa có đủ quần, áo, mũ, cờ kiếm đủ các màu 6 con. Trong đó, ngựa đỏ 2 con, xanh – trắng- vàng – tím mỗi loại 1 con.Tào quan, giấy tiền, vàng lá, mỗi loại 5 tập cùng màu với ngựa để dễ dàng hóa ngựa theo màu nến; Mũ + lễ tiền vàng 5 màu, 5 chiếc.

Thiết Kế Bàn Thờ Chuẩn Phong Thủy, Hiện đại Tinh Tế
Thiết Kế Bàn Thờ Chuẩn Phong Thủy, Hiện đại Tinh Tế

2. Mâm hương hoa, trái cây

  • -Trái cây: Nên lựa chọn 5 loại trái cây tươi ngon, ít hơn hoặc nhiều hơn 5 cũng được, miễn sao mâm trái cây tươi ngon và đẹp mắt.
  •  Hoa: Chuẩn bị lọ hoa tươi cúng nhà mới, có thể lựa các loại hoa tươi như: Hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa cúc, hoa ly…
  •  Một cặp nến hoặc đèn cầy đỏ; nhang (hương).
  •   Trầu, cau
  •  3 bát (hoặc hũ) nhỏ đựng gạo, muối, nước
  •  Ngoài ra còn có thêm 3 ly trà, 3 ly rượu và 3 điếu thuốc lá
Bàn thờ thần tài màu trắng hiện đại được khách hàng chọn lựa nhiều nhất
Bàn thờ thần tài màu trắng hiện đại được khách hàng chọn lựa nhiều nhất

3. Mâm thức ăn

Tùy theo từng gia đình mà bạn có thể lựa chọn cúng cỗ mặn hoặc cỗ chay đều được

Mâm lễ mặn:

  • 1 bộ tam sên gồm 1 miếng thịt luộc, 1 quả trứng luộc và 1 con tôm luộc;
  • 1 con gà luộc (để nguyên con);
  •  Xôi;
  •  Các món rau luộc, xào, các món theo từng vùng miền, địa phương hoặc điều kiện gia đình.
Phòng Thờ Gia Tiên Mẫu Hiện đại Năm 2023
Phòng Thờ Gia Tiên Mẫu Hiện đại Năm 2023

Mâm lễ chay:

Đối với mâm cơm chay, thường với mâm cúng này sẽ có từ 4 món trở lên tùy thuộc theo khẩu vị của mỗi thành viên trong gia đình. Thông thường, mâm cỗ chay sẽ có một số món cơ bản như: Xôi, chè, rau củ xào chay, đậu hũ, canh nấm hay một đĩa giò chay, chả giò chay…

Cúng 49 Ngày;
Mâm chay cúng lễ nhập trạch

Thực hiện lễ cúng nhập trạch ở đâu

Truyền thống phong tục xưa thì mâm cơm cúng nhà mới được phân làm 3 mâm bày lên 03 bàn thờ trong lễ nhập trạch đối với gia đình có 3 bàn thờ (bàn thờ ông táo, bàn thờ gia tiên, và bàn thờ thần tài) thì mâm cúng bao gồm có:

Mâm cúng ông táo bà táo quân (đặt tại bàn thờ ông táo)

Mâm cúng tổ tiên ông bà (đặt nơi bàn thờ gia tiên, nếu bàn thờ không đủ diện tích thì đặt bàn nhỏ phía dưới hướng bàn thờ để đặt lễ vật)

Mẫu bàn thờ phật hiện đại kết hợp tranh trúc chỉ cao cấp tạo nên không gian thờ sang trọng
Mẫu bàn thờ phật hiện đại kết hợp tranh trúc chỉ cao cấp tạo nên không gian thờ sang trọng

Mâm cúng thần tài thổ địa (đặt cúng tại bàn thờ thần tài ông địa)

Có thể hiểu rằng, tùy theo quan niệm mỗi gia đình mà thờ tự các vị thần khác nhau mà sắm lễ nhập trạch nhà mới cho phù hợp. Nếu gia đình nào có bao nhiêu bàn thờ thì nên sắm lễ nhập trạch nhà mới tương ứng và thực hiện cúng mỗi bàn thờ riêng biệt để báo cáo. Đối với bàn thờ gia tiên, bàn thờ ông táo, bàn thần tài thì chuẩn bị lễ vật  hoa, trái cây, rượu, nươc, rượu, xôi gà… còn bàn thờ phật thì sắp hoa quả, bánh kẹo.

Ban Thờ Phật đẹp
chuẩn bị hoa, trái cây bánh kẹo cho bàn thờ phật trong lễ cúng nhập trạch

Những lưu ý khi thực hiện lễ nhập trạch

Cùng với việc sắm lễ nhập trạch nhà mới, gia chủ cũng nên lưu ý những điều sau trước khi thực hiện lễ nhập trạch

  •  Bếp (nên hoàn thiện trước khi thực hiện lễ nhập trạch).
  •  Bàn thờ: Bao gồm các đồ bày trí như bát hương hay đồ cúng.
  •  Lễ vật cúng để thực hiện lễ cúng về nhà mới, không cần cầu kỳ nhưng phải đầy đủ.
  •  Lương thực như gạo, nước (thường tự lấy ở nhà mới) và đồ dùng tượng trưng (bàn ghế, chổi, chiếu…).
  •  Dọn dẹp sạch sẽ toàn bộ khu vực thờ cúng, ban thờ, đồ thờ cúng bao sái bằng rượu gừng. Hoặc rượu ngũ vị hương.
  •  Bày lễ lên bàn thờ, nếu chật quá có thể bày thêm 1 bàn nhỏ phía dưới. Bàn này sẽ đặt mâm cơm cùng vàng mã.
3
Mâm cúng bàn thờ thần tài ông địa trong lễ nhập trạch

Xem thêm: Văn cúng nhập trạch nhà mới

Nghi lễ nhập trạch, dọn về nhà mới xây, mới mua hay nhà mới thuê là việc rất quan trọng đối với chủ nhà có thờ cúng vì vậy việc sắm lễ nhập trạch nhà mới cũng không vì thế mà làm qua loa, tùy tiện./.

                                      Bàn thờ Mộc Việt – Mộc của người Việt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *