Cúng rằm tháng Giêng như thế nào cho đúng

Rằm tháng Giêng hay còn gọi là tết nguyên tiêu, diễn ra vào ngày rằm của tháng đầu tiên của cả năm. Dân ta quan niệm, đây là rằm quan trọng nên chuẩn bị lễ cúng rằm tháng Giêng chu đáo cầu cho mọi sự được may mắn cả năm.

Hiểu về ngày rằm tháng Giêng

Theo quan niệm truyền thống, “ngày rằm, mùng một” không chỉ mang ý nghĩa linh thiêng, mà còn chứa đựng những điều tốt lành, may mắn. Chính vì vậy người ta đã chọn những ngày này làm thời điểm thích hợp để bày tỏ lòng thành kính, khát vọng của mình với tự nhiên. Khái niệm “tự nhiên” ở đây được hiểu là chốn linh thiêng nơi có thần, Phật và các bậc tiền nhân đã thuộc về tự nhiên.

“Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng giêng”. Theo quan niệm của người Việt, trong năm có 3 Rằm lớn là: Rằm tháng Giêng, Rằm tháng 7 và Rằm tháng 10 hay còn gọi Tết Thượng nguyên, Tết Trung nguyên và Tết Hạ nguyên.

Rằm tháng Giêng là Rằm đầu tiên của năm mới, thường được dân gian gọi là “Thiên quan tấn phước”, đầu năm cúng để cầu mong năm mới phước lành, gặp nhiều điều may mắn, mưa thuận gió hòa, cả năm hanh thông.

Rằm tháng Giêng, đây là dịp mọi người tìm đến các ngôi chùa, đền miếu, di tích lịch sử trong những ngày đầu năm. Ở nơi thanh tịnh này, con người có dịp suy nghĩ về mình, về mọi người nhiều hơn, sâu sắc hơn; qua đó thấy cuộc đời bình an hơn, thánh thiện hơn, nhân ái hơn.

Những giá trị tâm linh này có thể coi là hành trang để con người vững tin bước vào một năm mới với những điều tốt đẹp. Một giá trị nhân văn nữa mà lễ cúng rằm tháng Giêng có được trong quá trình Việt hóa, là sự gắn kết bền vững giữa các thành viên trong mỗi gia đình khi đứng trước ban thờ gia tiên, nhớ đến công đức của các bậc sinh thành, nhớ về cội nguồn.

Cũng trong ngày này, các gia đình Việt thường chuẩn bị mâm cỗ cúng để mọi thành viên có dịp ngồi lại với nhau, cầu mong một năm bình an, may mắn.

Ban Tho Treo Tuong
Lau dọn bàn thờ chuẩn bị cúng rằm tháng Giêng

Chuẩn bị lễ cúng rằm tháng Giêng

Để một lễ cúng rằm tháng Giêng diễn ra suôn sẻ, đúng nghi thức thì việc chuẩn bị mâm lễ cúng rằm tươm tất là rất quan trọng. Vào dịp này, nếu gia đình có nhu cầu có thể thay mới bàn thờ là rất phù hợp.

Theo truyền thống của ông cha ta bao đời nay thì mâm lễ cúng ngày rằm tháng Giêng thường có hai phần là lễ vật cúng và mâm cỗ. Lễ vật cúng thường có những vật phẩm quen thuộc như:

Lễ vật:

– Hoa tươi, trái cây, bánh kẹo

– Hương, nhang, đèn, vàng mã

20200701112955 170c
Mâm trái cây cúng ngày rằm tháng Giêng

– Rượu, trầu, cau

Mâm cỗ

Tùy theo điều kiện, và quan niệm mỗi gia đình mà nấu món chay hoặc mặn cúng rằm.

Mâm mặn

Thông thường, mâm cỗ mặn cúng rằm tháng Giêng sẽ có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng tròn 10 món để tạo thành mâm cơm đầy đủ, tươm tất. 4 bát gồm canh măng, canh bóng, bát miến, bát mọc, 6 đĩa gồm thịt gà trống luộc (hoặc thịt lợn luộc), giò/chả, nem, đĩa xào, dưa muối/hành muối, xôi/bánh chưng, ngoài ra có thêm nước chấm…

Bên cạnh đó, mâm cơm cúng gia tiên cần phải có đầy đủ các vị: Vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của đĩa dưa hành và vị ngọt của bánh. Tất cả các vị này sẽ tạo nên một mâm cỗ đủ đầy, cầu mong yên ấm, an lành và xua đi những đen đủi.

Tho Cung To Tien1
Cúng rằm tháng Giêng (hình minh họa)

Mâm chay

Xôi chè, rau xào chay, canh rau củ hoặc canh nấm, các món đậu. Ngoài ra, một số gia đình còn bày thêm bánh trôi nước để cầu mong một năm trôi chảy, thuận hòa. Màu sắc của các món ăn trên mâm cỗ chay được cho là tượng trưng cho ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Cúng Phật
Mâm chay cúng rằm tháng giêng

 

Trên đây là những thông tin chia sẻ của Mộc Việt tìm hiểu về Rằm tháng Giêng và chuẩn bị lễ cúng rằm tháng Giêng, các bạn có thể tham khảo để chuẩn bị cúng rằm tháng Giêng đầy đủ./.

Xem thêm:

                                            Bàn thờ Mộc Việt – Mộc của người Việt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *