Bàn thờ Cửu huyền thất tổ là tên gọi của bàn thờ gia tiên, là nơi để gia chủ thờ tự 9 đời tổ tiên trong dòng họ của mình. Vì vậy, bàn thờ cửu huyền thất tổ mang ý nghĩa vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong mỗi gia đình từ xưa đến nay.

1. Cửu huyền thất tổ là gì
Cửu Huyền Thất Tổ (chữ Hán: 九玄七祖) là cụm từ thường xuất hiện trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, với ý nghĩa bao gồm các vị ông bà tổ tiên đã mất. Khi khấn vái trước bàn thờ gia tiên, người chủ lễ sẽ khấn “Cửu Huyền Thất Tổ”, hàm ý gửi lời khấn nguyện đến tất cả các vị.

Cửu huyền thất tổ được giải thích theo nghĩa hán tự như sau:
- Cửu: nghĩa là chín, thứ chín
- Huyền: nghĩa là đời, thế hệ
- Thất: nghĩa là bảy
- Thất tổ: nghĩa là bảy ông Tổ được thờ cúng trong dòng họ của mỗi gia chủ
Trên ban thờ gia tiên của nhiều gia đình người Việt thường có một bài vị (thần chủ) chính giữa, đề bốn chữ “Cửu Huyền Thất Tổ” bằng chữ Hán hoặc chữ quốc ngữ.


Cửu Huyền nghĩa là 9 đời được tính từ bản thân mình gồm: cao – tằng – tổ – cha – mình – con – cháu – chắt – chít. Trong đó mình ở vị trí thứ 5, phía trên mình có 4 đời và phía dưới 4 đời.

>>>>>> Xem thêm: 99 mẫu bàn thờ đẹp không thể bỏ qua mẫu mới nhất 2023.
Thất Tổ nghĩa là 7 đời được tính từ bản thân mình gồm: phụ (cha), tổ (ông nội), tằng (ông cố, cụ), cao (ông sơ), thái (ông sờ), huyền (tổ đời thứ năm), hiển (tổ đời thứ sáu). Như vậy thất tổ chỉ có 7 đời trước đó nên phạm vi vẫn nhỏ hơn cửu huyền.

2.Ý nghĩa việc lập bàn thờ cửu huyền thất tổ
Lập bàn t hờ Cửu huyền thất tổ là việc làm giúp con cháu thể hiện lòng thành kính đối với các bậc tiền nhân Tổ tiên trong dòng họ của mình. Hơn thế nữa, nó còn là sự biết ơn các bậc tiền nhân đã dày công giáo hóa, chỉ đường dẫn lối cho con cháu làm ăn thịnh vượng và phát triển.
Thể hiện lòng thành kính với tổ tiên dòng họ – những người có công sinh thành, nuôi dưỡng, dẫn đường chỉ lối cho con cháu trong công việc, phát huy truyền thống, làm rạng danh dòng họ.

3. Cách lập bàn thờ cửu huyền thất tổ
Cách lập bàn thờ cửu huyền thất tổ cũng chính là cách lập bàn thờ gia tiên. Do vậy, các gia chủ cần thực hiện theo các bước lạp bàn thờ cửu huyền thất tổ giống như bàn thờ gia tiên.
Bởi lẽ cách thờ cúng bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ cũng là cách thờ cúng bàn thờ gia tiên, do đó gia chủ cần phải thực hiện đầy đủ theo các bước để đảm bảo sự cẩn thận, chi tiết và thật sự thành tâm.

Đầu tiên, gia chủ cần xem ngày tốt, giờ tốt, vị trí để đặt bàn thờ. Sau đó, chuẩn bị đầy đủ những thứ quan trọng, cần thiết trên bàn thờ như vật phẩm thờ cúng.
Thực hiện tẩy uế: Gia chủ sẽ thực hiện tẩy uế đồ thờ cúng bằng cách sử dụng rượu trắng pha với gừng để lau đồ thờ và để chúng khô tự nhiên.
Tiếp theo thực hiện bốc bát hương, gia chủ sẽ phải tiến hành theo trình tự các bước được quy định để đảm bảo sự linh thiêng trong thờ cúng. Sau đó đặt những vật phẩm này lên bàn thờ cửu huyền thất tổ.

Tiếp đến, gia chủ sẽ thực hiện bước tiếp theo đó là cúng lễ, đọc văn khấn và thắp nhang để an vị bàn thờ.
Đợi hết tuần nhang, gia chủ sẽ hạ tất cả đồ cúng lễ xuống, chia cho từng người trong gia đình và đặc biệt không được chia cho người ngoài để tránh lộc bị thất thoát.



Xem thêm:
- Hướng đặt bàn thờ mang tài lộc cho gia chủ
- Vị trí đặt bàn thờ chuẩn phong thủy.
4. Mẫu bàn thờ cửu huyền thất tổ đẹp
4.1 Mẫu Bàn thờ đứng thờ cửu huyền đẹp





4.2 Mẫu bàn thờ cửu huyền treo tường đẹp





Bài văn khấn bàn thờ cửu huyền thất tổ
Gia chủ có thể tham khảo văn khấn bàn thờ cửu huyền thất tổ sau:
Đốt hương trầm trong lư hương, thắp đèn và đốt nhang, đứng trang nghiêm trước bài vị, vái 3 vái sau đó đưa nhanh lên trán và khấn.
“Hôm nay là ngày…….tháng……….năm ……….
(Chúng) con tên là ……………., ………..tuổi, ở tại địa chỉ………………
Được ngày lành tháng tốt, (chúng) con thành tâm kính thỉnh Cửu Huyền Thất Tổ, nội ngoại tông thân, đồng lai lâm tọa vị, chứng minh lòng thành của con cháu.
Kính mong Cửu huyền thất tổ anh linh, phù hộ độ trì cho (chúng) con và gia đình được bình an mạnh khỏe, tật bệnh tiêu trừ, tai qua nạn khỏi, công việc làm ăn được thuận lợi may mắn.
(Chúng) con thành tâm kính thỉnh và hết sức biết ơn cao cả của Cửu huyền thất tổ và Nội ngoại tông thân.
Kính thỉnh. ”

Sau khi hoàn thành bài khấn, gia chủ vái 3 vái và cắm nhang vào lư hương. Khi cắm, gia chủ nên lưu ý nhang trường sẽ cắm phía trước, các cây nhang nhỏ sẽ được cắm phía sau (trong). Điều này với mục đích để tạo thành ba điểm tách rời nhau và có trật tự (không cắm bừa bãi theo sở thích).

Thờ cúng là việc làm mang ý nghĩa tâm linh có ý nghĩa vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến tài lộc, may mắn và bình an trong gia đình. Vì vậy, khi lập bàn thờ cửu huyền thất tổ gia chủ phải thể hiện được sự thành tâm và lòng kính trọng đối với các bậc gia tiên tiền tổ.



Bên cạnh đó Cửu Huyền Thất Tổ chính là nơi gia chủ thờ cúng chín đời tổ tiên trong dòng họ, gia đình mình, do vậy mà không nhất thiết mỗi gia đình trong dòng họ đều phải có sự hiện hữu của bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ. Thay vào đó người thờ cúng bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ có thể là nhà con trưởng, nhà thờ họ./.
Bàn thờ Mộc Việt – Mộc của người Việt
- Phòng thờ Phật hiện đại cho căn hộ chung cư 2023
- Cách hóa giải bàn thờ xung với cửa
- Ảnh thờ có kích thước bao nhiêu là hợp lý, nên lựa chọn mẫu khung ảnh thờ như thế nào?
- Thi công phòng thờ chung cư Đức Khải Đường Số 4, Phường Bình Khánh, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hoàn thiện lắp đặt phòng thờ cửu huyền thất tổ đẹp cho khách hàng tại Khánh Hòa