Chắc hẳn có nhiều bạn đã từng nghe câu nói “ Một nhà thờ hai họ”. Được hiểu một cách đơn giản là cùng thờ hai họ chung một nhà. Tuy nhiên, bên nội bên ngoại có thờ chung được không? Đây là câu hỏi của rất nhiều người và đã có từ thời xa xưa. Nếu bạn cũng đang thắc mắc điều này, hãy cùng Mộc Việt tìm hiểu qua những thông tin trong bài viết hôm nay nhé.

1.Quan niệm, tín ngưỡng về thờ cúng tổ tiên của người Việt
Văn hóa Việt trong suốt quá trình hình thành và phát triển đã chịu rất nhiều sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho Giáo cùng Phong kiến Trung Quốc. Vì vậy, từ xưa đến nay việc thờ cúng ông bà tổ tiên đã được xem là trách nhiệm mà người con trai trưởng trong gia đình, dòng họ phải thực hiện. Nếu như gia đình không có con trai thì khi mất đi thường sẽ được đưa về thờ cúng trong từ đường của họ tộc.

>>>>>> Xem Thêm: Top 86 mẫu bàn thờ treo tường thờ gia tiên nội ngoại đẹp năm 2023.
Tuy nhiên, theo như quan điểm của Phật giáo việc báo hiếu cha mẹ ông bà không phải là trách nhiệm của riêng ai và không phân biệt nam hay nữ. Bởi ân đức của cha mẹ đối với con cái đều là như nhau, do đó việc thờ cúng gia tiên là việc làm thiết yếu của đạo hiếu. Đặc biệt điều này không thể có sự phân biệt nam nữ hay thứ trưởng, mà đó chính là tấm lòng hiếu thảo của con người.

2.Quan niệm bên nội bên ngoại thờ chung một bàn thờ
2.1 Con gái có được thờ cúng bố mẹ để tại nhà chồng không?
Như đã chia sẻ ở trên, việc con cái thờ cúng cha mẹ tổ tiên là hiếu nghĩa, đúng đạo lý và nên làm. Tùy vào hoàn cảnh mà bạn có thể lập không gian thờ cúng hợp lý, để mỗi ngày giỗ, ngày lễ tất cả con cháu có thể tề tựu thắp hương và tưởng nhớ người đã khuất. Không có việc cấm kỵ con gái thờ cha mẹ chỉ có những người không thờ cúng mới được xem là bất hiếu và trái đạo lý.

Ngày xưa, theo hủ tục của đạo nghĩa phong kiến việc bên nội bên ngoại thờ chung một bàn thờ là điều cấm kỵ. Bởi vì điều này đã làm cho bao nhiêu thế hệ nàng dâu phải khóc thầm khi không thể thờ cúng cha mẹ mình khi ở nhà chồng. Vì ngày xưa lấy chồng phải theo chồng và là người của nhà chồng nên dù nhà cha mẹ đẻ không có con trai thì cũng không được thờ cúng.


Xem Thêm: 68 mẫu bàn thờ gia tiên hiện đại mẫu mới nhất năm 2023.
Nhưng với thời nay, quan niệm trên chỉ còn là một hủ tục lạc hậu ngăn cản sự phát triển của văn minh và không thể nào chấp nhận được. Trong hoàn cảnh khi gia đình không có người thờ phụng con gái vẫn có quyền chuyển bát hương thờ gia tiên về nhà chồng để tiện việc thờ phụng. Vì vậy, bên nội bên ngoại thờ chung một bàn thờ hoàn toàn là phù hợp với luân thường đạo lý.


Để việc thờ cúng bên ngoại ở chồng được trọn vẹn nhất, bạn nên bàn bạc với chồng và xin phép của cha mẹ chồng. Chắc chắn không có lý do gì mà bố mẹ chồng có thể từ chối thỉnh cầu này cả, bởi đây là việc làm rất đáng được khuyến khích.
2.2 Bên nội, bên ngoại thờ chung một bàn thờ có kiêng kỵ không?
Thực tế có nhiều ông chồng hiểu chuyện, tâm lý và coi trọng đạo đức gia đình nên sẵn sàng trong việc chuyển tổ tiên bên ngoại về nội để thuận tiện chăm sóc. Đặc biệt là không để vợ rơi nước mắt vào các ngày lễ tết bởi tâm không yên khi nghĩ đến việc cha mẹ không được nhang khói đầy đủ.

Xem Thêm: 99 mẫu bàn thờ đẹp được ưa chuộng năm 2023.
Nếu như gia đình có không gian bạn nên lập hai bàn thờ riêng biệt cho nhà ngoại và nhà nội. Tuy nhiên nếu như không gian có diện tích nhỏ việc đặt bên nội bên ngoại thờ chung một bàn thờ vẫn được chấp nhận. Nhưng bạn vẫn cần phải rất chú ý để tránh không phạm phải các điều đại kỵ trong thờ cúng.

3.Những điều cần biết khi thờ bên nội bên ngoại thờ chung
3.1 Hướng và vị trí đặt bàn thờ
Hướng và vị trí của bàn thờ là điều đầu tiên mà bạn cần đặc biệt quan tâm khi thờ cúng bên nội bên ngoại cùng nhau. Các cụ ngày xưa đã dạy rằng nên tránh đặt bàn thờ ở vị trí trung tâm của ngôi nhà. Vị trí này là nơi rất hung và dễ thu phải các luồng sinh khí không tốt từ đó ảnh hưởng đến gia trạch.

Xem Thêm: 86 mẫu bàn thờ phật kết hợp bàn thờ gia tiên mẫu mới năm 2023.
Tiếp theo việc đặt bên nội bên ngoại thờ chung một bàn thờ phải chú ý ở vị trí dưới tượng phật hoặc thần linh. Cách đặt này nhằm thể hiện sự tôn kính, đồng thời tránh phạm thượng với các vị thần phật đang được thờ cúng trong gia đình.

3.2 Cách sắp xếp hình ảnh, vật phẩm trên bàn thờ
Ngoài ra, vì là thờ chung cả bên ngoại lẫn bên nội nên trong cách sắp xếp bạn cần hết sức chú ý và phải tuân thủ theo nguyên tắc “Nam tả nữ hữu”. Điều này nghĩa là nội tộc bên trái và ngoại tộc bên phải tính theo hướng nhìn từ ngoài vào bàn thờ. Trong đó những vật phẩm như bát hương, ảnh thờ cúng,…. cũng cần phải thực hiện theo đúng nguyên tắc này. Đặc biệt ảnh gia tiên dù nội hay ngoại cũng không nên đặt ở giữa bàn thời vì vị trí này là của thần linh. Nếu như bạn đặt ảnh gia tiên ở đó sẽ phạm phải đại kỵ lớn gây ảnh hưởng không tốt đến toàn bộ gia đình.

