Rằm tháng Giêng là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới, hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, Tết lại. Ngoài ngày tết nguyên đán thì rằm tháng Giêng hay Tết Nguyên Tiêu được xem là một dịp lễ rất quan trọng trong năm. Người Việt ta có câu “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng”, để chỉ đến tầm quan trọng của dịp lễ. Vào ngày này, người dân sẽ cùng nhau đi chùa, chuẩn bị mâm cúng thịnh soạn, nhằm cầu may mắn, phước lành. Tuy nhiên, cần lưu ý những điều cấm kỵ trong ngày rằm tháng Giêng qua bài viết sau để cả năm gặp nhiều may mắn nhé.
Ý nghĩa ngày rằm tháng Giêng trong phật giáo

Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm Rằm đầu tiên của năm mới. “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Theo các Phật tử, các giai đoạn của mặt trăng đại diện cho con đường của cái chết và sự sinh ra, chu kỳ lặp đi lặp lại của sự viên mãn và sau đó bắt đầu lại. Vì sự tái sinh trong Phật giáo, chu kỳ mặt trăng trở thành một lời nhắc nhở về niềm tin của chúng ta.
Đại lễ Rằm tháng Giêng theo truyền thống Phật giáo mang hai ý nghĩa: một là kỷ niệm ngày đức Phật thuyết Kinh Giải Thoát Giáo tại Thánh Hội Tăng Già. Hai là ngày kỷ niệm đánh dấu ngày đức Phật công bố Giáo Pháp đã được thiết lập vững vàng và Ngài sẽ viên tịch trong ba tháng nữa (tháng Tư).
Nên làm gì vào ngày rằm tháng Giêng
Dọn dẹp ban thờ ngày Rằm tháng Giêng
Vào ngày rằm tháng Giêng, các gia đình nên lau dọn bàn thờ, khi làm việc này lưu ý không xê dịch bát hương, trước khi lau dọn nên thắp 1 nén hương khấn xin Thần linh Thổ địa, tổ tiên về việc sẽ lau dọn ban thờ để chuẩn bị lễ cúng Rằm tháng Giêng.
Nếu bạn có ý định thay mới bàn thờ, có thể thay bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ Phật vào dịp rằm tháng Giêng để có nơi thờ tự như mong muốn nhé
Xem thêm: Địa chỉ mua bàn thờ phật, bàn thờ gia tiên uy tín trên thị trường
Sắm lễ cúng rằm tháng Giêng
Khi sắm lễ cúng rằng tháng Giêng bạn cần lưu ý những điều cấm kỵ trong rằm tháng Giêng. Thông thường sẽ tùy thuộc từng vùng miền, điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà chuẩn bị đồ lễ khác nhau. Nhìn chung, sắm mâm cơm cúng, hương hoa, trà quả để dâng lên bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên. Các món ăn có thể sẽ khác nhau nhưng nhìn chung dù ít, dù nhiều thì đều phải thể hiện sự thành tâm.
Ngoài việc chuẩn bị hoa tươi, trà nước, hoa quả tươi, tiền vàng mã… thì bạn có thể cúng chay hay mặn đều được. Tuy nhiên, dù chuẩn bị ít hay nhiều món thì gia chủ cũng cần chú ý đến sự hài hòa của mâm cơm. Trong mâm cơm chay hay mặn cũng nên có các món ăn màu đỏ thể hiện cho hành Hỏa, màu xanh thể hiện cho hành Mộc, màu trắng thể hiện cho hành Thủy, màu đen thể hiện cho hành Thổ và màu vàng thể hiện cho hành Kim.

Dâng hương bàn thờ
Khi thắp hương, người ta thường thắp theo số lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm. Do đó, có thể thắp 1, 3, 5, 7 hoặc 9 nén hương trên mỗi bát hương. Chú ý khi thắp hương cần phải ăn mặc chỉnh tề, không mặc quần đùi, áo cộc hay ăn mặc luộm thuộm…Khi khấn cần phải liền mạch, thành tâm cúng bái nhằm thể hiện sự tôn trọng với các vị phật, thần linh và tổ tiên.
Những điều cấm kỵ trong ngày rằm tháng Giêng

Không sát sinh
Một trong những điều cấm kỵ rằm tháng Giêng ở nhiều nơi chính là sát sinh, bởi hành động này có thể khiến cho tài lộc suy giảm, bản mệnh dễ ốm đau bệnh tật, gặp họa huyết quang.
Thêm vào đó, theo quan niệm dân gian, đúng ngày 15 âm lịch (ngày trăng tròn và sáng nhất năm) Đức Phật sẽ giáng lâm để độ trì cho chúng sinh. Theo quan niệm nhà Phật vào ngày này lại càng không nên, bởi rất dễ bị mất công quả hay giảm phước.
Không tới nơi âm khí nặng
Không để hũ gạo trống
Hũ gạo như tài khố trong nhà, nếu hũ gạo trong nhà mà lộ đáy ngày rằm này thì có thể trong suốt năm tiền tài sẽ sa sút, kinh tế đi xuống, dễ rơi vào cảnh túng thiếu. Đây là một trong những điều kiêng kỵ rằm tháng Giêng mà gia đình nào cũng cần lưu ý nếu không muốn tài lộc giảm sút suốt năm.
Không chải tóc soi gương nửa đêm
Không cúng đồ giả
Không tranh cãi, xô xát
Trên đây là quan niệm dân gian, được truyền miệng từ đời này qua đời khác nên chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm!.