Nguồn gốc, ý nghĩa việc treo cây nêu ngày Tết

Cây nêu là hình ảnh quen thuộc đối với nhiều người dân Việt Nam. Phong tục treo cây nêu vào ngày tết là nét đẹp văn hóa có từ thời xa xưa và còn lưu giữ đến ngày nay.

Cây nêu là gì?

Cây nêu là một thân cây được người dân Việt Nam nói chung, bao gồm cả một số dân tộc thiểu số và dân tộc kinh, đem trồng trước sân nhà mỗi dịp tết Nguyên Đán, trên ngọn cây đeo một vòng tròn nhỏ và treo nhiều vật dụng có tính chất biểu tượng tùy theo địa phương, phong tục, dân tộc.

Cây nêu được dựng với mục đích ban đầu, theo truyền thuyết, nhằm ngăn ngừa không cho quỷ từ biển đông vào đất liền và bén mảng đến nơi người cư ngụ. Tuy nhiên, theo thời gian, theo địa phương, theo dân tộc và tập quán của cộng đồng, ý nghĩa của việc trồng cây nêu ngày Tết đã trải rộng hơn.

Cay Neu Poadogi2 Grande
Hình ảnh cây nêu ngày tết (ảnh internet)

Trong cuốn Hội hè lễ tết của người Việt, Nguyễn Văn Huyên mô tả cây nêu ngày tết như sau: Đấy là một cây tre dài năm sáu mét, được tước hết các cành, nhưng có để lại ở ngọn những cụm lá hoặc buộc vào đó một túm lông gà trống, một mớ lá đa hay lá cây vạn niên thanh. Gần đỉnh treo một cái vòng tre, có buộc những con cá nhỏ, những chiếc chuông con và khánh bằng đất sét nung phát ra một âm thanh nhẹ và êm khi gió thổi.

Dưới cái vòng này có buộc một cái mũ thần, những thoi vàng bằng giấy, những miếng trầu, lá dứa hoặc cành xương rồng gai. Ở đỉnh còn treo một cái đèn thắp ban đêm. Cây nêu được làm như vậy để chỉ đúng đường cho tổ tiên trở về ăn tết.

Sách Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính cho rằng: Nhiều nơi chặt tre dựng cây nêu, kết ba cái lạt ra, buộc một bó vàng. Hoặc lấy cành đa lá dừa cài ngoài cửa ngõ. Hoặc là rắc vôi bột trong sân ngoài ngõ, vẽ bàn cờ cái cung, cái nỏ… cũng là có ý trừ quỷ, kẻo sợ năm mới quỷ vào quấy nhà mình.

Giovanni Filippo De Marini, một Linh mục người Ý đến Bắc kỳ vào thế kỷ 17 thì mô tả: Chiều hôm 30 Tết, mọi người đều trồng trước nhà một cây khô, hoặc một cái sào trên ngọn buộc một cái giỏ bé bé, chung quanh có viền giấy mã, lóng lánh như kim tuyến, cái giỏ và giấy trang kim này buộc ở trên ngọn sào có ý nghĩa là để tiêu trừ tà ma tránh xa chỗ nhà ở

Thuyet Minh Ve Cay Neu
Tùy vào quan niệm mỗi địa phương mà cách trang trí cây nêu cũng khác nhau (ảnh Internet)

Nguồn gốc, ý nghĩa cây nêu ngày tết

Cây nêu hay còn có tên gọi khác là cây tre, cây trúc, bương, lồ ô có chiều dài vào khoảng 5 – 6 mét, chặt sạch lá chỉ để lại trên ngọn nhánh lá.

Trong phong tục dân gian của Việt Nam, cây nêu được dựng trước sân nhà vào ngày 23 tháng Chạp – cũng là ngày ông Công ông Táo.

Theo quan niệm trong đời sống tâm linh của người Việt, từ ngày này cho đến đêm giao thừa, Táo quân thường vắng mặt, ma quỷ thường nhân cơ hội này để lẻn về quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để trừ tà.

Trên ngọn cây có buộc nhiều thứ như túi nhỏ đựng trầu cau, ống sáo và những miếng kim loại lớn nhỏ… hoặc những vật dụng có tính chất biểu tượng của địa phương, dân tộc như chuông gió.

Khi có gió thổi, những vật dụng này chạm vào nhau và phát ra tiếng leng keng.

Theo tâm linh, người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu và những vật phát ra tiếng động để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng đây là nhà có chủ, không được phép quấy nhiễu.

Vào buổi tối, người ta thường treo thêm chiếc đèn lồng để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu.

Phong Tuc Dung Cay Neu Ngay Tet
Cây nêu hình ảnh gần gủi thân thuộc trong ngày tết cổ truyền (ảnh internet)

Ngày dựng cây nếu hay còn gọi là lên nêu, ngày 7/1, âm lịch cũng là ngày hạ nêu.

Theo người Mường, trồng cây nêu vào ngày 28/12 âm lịch, người Hmông  dựng cây nêu trong lễ hội Gầu tào (cầu phúc hoặc cầu mệnh) tổ chức từ ngày 3 đến ngày 5 tháng giêng âm lịch

Mỗi dịp Tết mọi nhà sẽ dựng cây nêu, trên cây nêu sẽ treo đèn lồng vào buổi tối để soi đường cho hương linh ông bà tổ tiên về đón tết cùng con cháu. Qua đó, nói lên ý nghĩa cao quý của dân tộc Việt – đó là tinh thần hiếu đạo, tưởng nhớ ông bà tổ tiên.

Xem thêm:

 Bàn thờ Mộc Việt – Mộc của người Việt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *