Sập thờ là nét đẹp tâm linh thờ cúng của người việt từ xưa tới nay. Với lối thiết kế dày dặn, chắc chắn, hoa văn chạm khắc tỉ mỉ tinh tế mang nhiều ý nghĩa thờ cúng tâm linh sâu sắc. Hãy cùng Bàn Thờ Mộc Việt tìm hiểu thêm về các mẫu sập thờ gỗ đẹp nhé.
-26%
42.000.000₫
-13%
36.500.000₫
-18%
39.500.000₫
-18%
46.500.000₫
-14%
42.500.000₫
-14%
42.500.000₫
-20%
41.500.000₫
1. SẬP THỜ LÀ GÌ
Sập thờ một sản phẩm dùng để sử dụng cho việc thờ cúng. Thông thường sập thờ được làm từ gỗ. Trên thân của nó được chạm trổ những hoa văn đường nét tinh tế. Có thể là rồng, phượng. Đôi khi cũng có thể là cây cỏ hoa lá. Hình dáng và đường nét đều có thể thay đổi tùy thuộc vào sở thích của người sử dụng.Hiện nay, có loại 3 kiểu sập thờ được lựa chọn nhiều nhất là:
1.1 Sập thờ Mai Điểu
Sập thờ Mai Điểu là sập thờ được chạm khắc họa tiết hoa mai và một đôi chim truyền thống trong nghệ thuật trang trí nội thất. Nó được tạo hình từ trí tưởng tượng và quan niệm tâm linh của các nước Á đông cổ xưa.
1.2 Sập thờ Tứ Linh
Sập thờ tứ linh là mẫu sập thờ có chạm khắc 4 linh thú bao gồm “Long - Ly - Quy - Phụng”. Đây là 4 con vật dũng mãnh có sức mạnh phi thường, tượng trưng cho đất, nước, lửa và gió, đại diện chung cho quyền lực, sức mạnh và điềm lành, có tác dụng ngăn chặn ma quỷ, đem lại may mắn cho gia đình.1.3 Sập thờ Tam cấp hoặc Nhị cấp
Sập thờ Tam cấp là sập thờ có 3 cấp (tầng), thể hiện thứ tự từ thấp đến cao trong một đại gia đình. Khác với sập thờ thông thường chỉ có một mặt phẳng thì sập thờ tam cấp, hay Nhị cấp được chia làm 3 tầng (hoặc 2 tầng) riêng biệt khác nhau. Các tầng sẽ to dần từ tầng 1 lên tầng ba bởi nó tượng trưng cho các thế hệ trong một gia đình.
2.Ý NGHĨA CỦA SẬP THỜ
Sập thờ là sản phẩm nội thất được sử dụng với mục đích thờ cúng, là một loại bàn thờ được thiết kế theo phong cách cổ điển, sập thờ thường được chạm trổ các hoa văn cầu kỳ mang các ý nghĩa tâm linh cao. Mỗi loại sập mang một vẻ đẹp khác nhau2.1 ý Nghĩa Sập thờ Mai Điểu
Hoa mai là biểu tượng của mùa xuân và sự khởi đầu của năm mới, mang lại vạn sự may mắn và tốt lành. Do đó, người ta thường sử dụng họa tiết cây mai cổ thụ xum xuê và đàn chim điểu đang líu lo chuyền cành để chạm khắc những chiếc bàn thờ tinh xảo.Những họa tiết này tượng trưng cho sự hoan hỉ và sức sống tràn đầy. Đây cũng là một cách để con người Việt Nam thể hiện sự tôn sùng của mình với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã có từ xa xưa.

- Biểu tượng của sự hạnh phúc trong hôn nhân: Ý nghĩa này đến từ cặp chim trang trí trên họa tiết Mai Điểu. Thể hiện cho sự quyến luyến, quấn quýt giữa các đôi vợ chồng. Ẩn chứa ý nghĩa một gia đình hạnh phúc, gia đạo an yên
- Sự cân bằng và bền vững: Hội tụ nhiều hình tượng mà con người mong cầu, bao gồm sức khỏe, tài lộc và tình cảm. Người ta tin rằng các mẫu sập thờ chạm khắc họa tiết Mai Điểu sẽ đem lại sự cân bằng trong cuộc sống, thể hiện sự hòa hợp và bền vững cho mọi gia đình.

2.2 Ý nghĩa Sập thờ Tứ Linh
Hình ảnh tứ linh được sử dụng trong văn hóa của nhiều nước phương Đông, phổ biến trong văn thơ, kiến trúc cổ có tính linh thiêng như đình, chùa, miếu, nhà thờ tổ, … Ngày xưa, tứ linh là biểu tượng của sự giàu sang phú quý, của quyền lực trong hoàng tộc. Ngày nay, tứ linh được sử dụng để trấn yểm đuổi tà và mang các nguồn năng lượng tốt, may mắn, tài vận đến cho gia chủ.
- Đầu tiên Long tức là rồng. Đây là con vật dũng mãnh bậc nhất trong giới thú, có sức mạnh và vẻ đẹp uy nghi. Là biểu hiện cho công danh thăng tiến cùng sức sống vĩnh hằng của con người.
- Con vật tiếp theo là Ly hay còn có tên gọi khác là Lân, loài vật hiền lành, sống thanh cao, sạch sẽ không bao giờ uống nước bẩn hay giẫm đạp lên các con vật nhỏ khác, tượng trưng cho những điều tốt đẹp, an khang và phúc lộc cho gia đình.
- Tiếp đó là Quy, ý nhắc đến con rùa. Rùa là con vật mang ý nghĩa tốt lành, mai rùa tượng trưng cho vòm trời an yên nên hình ảnh con rùa ấn dụ cho sự tài lộc, trí tuệ và sức sống bền vững trong con người.
- Cuối cùng là Phụng nghĩa là con gà trống, biểu tượng cho công lý, điềm lành và một tương lai luôn hạnh phúc.

2.3 Sập thờ Tam cấp (hoặc nhị cấp, đơn cấp)
Sập thờ Tam cấp dùng để phân biệt thứ bậc thờ cúng, thường được dùng trong gia đình con trưởng hoặc họ tộc.Tầng của bàn thờ tam cấp tượng trưng cho sự thứ tự, tầng lớp trong một đại gia đình. Tầng trên cùng là thờ vị có cấp bậc cao nhất (ví dụ trong bàn thờ tam cấp gia tiên là thờ các cụ).

Sập thờ nhị cấp có thể được coi là một sự đơn giản hóa của sập thờ tam cấp, những vẫn đảm bảo được có tầng lớp, thứ bậc trên ban thờ.
Do diện tích không quá lớn, không cần trải dài nhưng vẫn đảm bảo được diện tích thờ cúng, tính thẩm mỹ nên hai loại sập thờ nhị và tam cấp được sử dụng nhiều làm bàn thờ gia tiên trong phòng thờ.
3. CÁCH LỰA CHỌN MỘT SẬP THỜ ĐẸP
Tủ thờ hiện nay được nhiều gia đình ưa chuộng và lựa chọn. Điểm ấn tượng nhất của sập thờ chính ở các họa tiết được chạm trổ một cách hết sức mạnh mẽ, tỉ mỉ, tạo nên sự bề thế của không gian thờ.
3.1 Kiểu dáng sập thờ
Trên thị trường hiện nay có 3 loại sập thờ cơ bản, thông dụng và được lựa chọn nhiều nhất đó là Sập thờ Mai Điểu và Sập thờ Tứ Linh, sập thờ Tam cấp. Mỗi kiểu dáng mang một ý nghĩa tâm linh riêng biệt.Tùy vào sở thích và nhu cầu của mỗi gia đình mà khách hành có thể lựa chọn cho mình một mẫu sập thờ phù hợp nhất.

3.2 Chất liệu sập thờ
Phải lựa chọn sập thờ được làm bằng gỗ tự nhiên, không pha tạp để đảm bảo về độ bền, giá trị sử dụng, tính thẩm mỹ cũng như ý nghĩa về mặt phong thủy. Bởi gỗ tự nhiên thuộc hành Mộc từ lâu đã mang trong mình một ý nghĩa phong thủy rất tốt lành đại diện cho sự sinh sôi và phát triển.
3.3 Kích thước sập thờ
Sập thờ là sản phẩm mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, vì vậy khi lựa chọn một sập thờ phù hợp ngoài việc lưu ý đến đến kiểu dáng, chất liệu thì cần lưu ý đến kích thước của sập thờ.Trước hết phải lựa chọn sập thờ có kích phù hợp với diện tích tổng thể của ngôi nhà. Tùy thuộc vào diện tích phòng thờ để lựa chọn một sập thờ có kích thước phù hợp.
Ngoài ra, phải lựa chọn một sập thờvcó kích thước đẹp, chuẩn phong thủy để đẩy tài vận và mang lại bình an, phúc lộc cho gia đình. Kích thước sập thờ thường được đo theo Lỗ Ban 38,8 cm sao cho chuẩn kích thước nằm trong các cung tốt.

Cấp 1: Dài 2m17, rộng 61cm, cao 1m17
Cấp 2: Dài 2m17, rộng 43cm, cao 1m27
Cấp 3: Dài 2m17, rộng 43cm, cao 1m47
- Sập thờ nhị cấp
Cấp 1: Dài 2m17 (hoặc 1m97), rộng 81cm, cao 1m17 (hoặc 1m27)
Cấp 2: Dài 2m17 (hoặc 1m97), rộng 46cm, cao 1m27 (hoặc 1m47)
- Sập thờ thông thường hoặc đơn cấp
Dài 1m97 (hoặc 2m17), rộng 87cm (hoặc 1m07), cao 1m27
- Bàn cúng cơm (sập con) đi cùng : Dài 1m07, rộng 67cm, cao 47cm
4. NÊN LỰA CHỌN SẬP THỜ LÀM BẰNG GỖ GÌ?
4.1 Sập thờ gỗ hương
Sập thờ gỗ hương hiện nay được mọi người sử dụng rất ưa chuộng bởi sự đẳng cấp, uy nghiêm của nó. Với độ bền cao, không nứt nẻ, cong vênh lại dễ xử lý trong quá trình chạm khắc.Vì gỗ hương là một dòng gỗ quý hiếm, nên sập thờ được làm từ gỗ hương có những ưu điểm vượt trội sau:
Sập thờ được chạm khắc rất tinh tế với những hoa văn phong phú. Kết hợp cùng những đường nét điêu khắc rất mịn màng rất khỏe khoắn, gỗ hương có mùi thơm tự nhiên, dịu nhẹ rất đặc trưng mà không phải loại gỗ nào cũng có được.

Vì có chứa tinh dầu tự nhiên nên sập thờ làm bằng gỗ Hương sẽ không bị mối mọt hay bị bạc theo năm tháng.
Tuy nhiên, về giá thành sản phẩm, sập thờ gỗ hương có giá thành tương đối cao.
4.2 Sập thờ gỗ gụ
Sập thờ được làm bằng gỗ gụ hiện là một trong những loại sập thờ được nhiều khách hàng lựa chọn. Gỗ gụ một trong những loại gỗ quý tại Việt Nam có giá thành kinh tế cao, tính thẩm mĩ tốt. Gỗ gụ không chỉ được dùng làm sập thờ, sập ngồi mà còn đóng án gian thờ gỗ gụ, tủ.Khi lựa chọn sập thờ gỗ gụ có thể thấy có màu sắc hài hòa, đẹp mắt, gỗ có màu vàng nhạt hoặc vàng trắng, khi để lâu sẽ chuyển sang nâu thẫm. Như các loại gỗ khác, gỗ gụ có thớ thẳng, mịn đẹp, vân như dáng hoa, đa dạng.
Các sản phẩm được làm từ gỗ gụ, càng để lâu sản phẩm lên màu càng đẹp, đây cũng là loại gỗ có độ bền cao, tránh bị ngót trong quá trình sử dụng lâu dài .

4.3 Sập thờ gỗ mít
Sập thờ gỗ mít là loại gỗ phổ biến hiện nay, gỗ mít vừa mang ý nghĩa trong tâm linh, phong thủy lại có giá thành phải chăng.So về hình thức thì gỗ mít là một loại gỗ đẹp, có độ bền cao. Gỗ mít không chỉ được dùng làm sập thờ mà còn được dùng làm sập
Về đặc điểm, gỗ mít là loại gỗ nhẹ, dễ chạm khắc, đặc biệt ít cong vênh không mối mọt. Gỗ có mùi thơm nhẹ, tựa gần như mùi trầm cho nên sử dụng gỗ mít làm sập thờ, bàn thờ, tủ thờ gỗ mít,… là lựa chọn hợp lý.

5. ĐƠN VỊ SẢN XUẤT SẬP THỜ UY TÍN
Hiện nay trên thị trường, các sản phẩm Bàn thờ, Sập thờ ngày càng trở nên đa dạng với các mẫu mã, thiết kế, màu sắc và và chất liệu gỗ khác nhau. Tuy nhiên, để có được một sập thờ chất lượng, phù hợp khách hàng nên lựa chọn một đơn vị sản xuất, bán sập thờ uy tín chất lượng và có nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường nội thất bàn thờ.