Nét đẹp tâm linh qua việc tảo mộ Tết thanh minh

Tết thanh minh từ lâu đã trở thành dịp quan trọng, thiêng liêng, đi sâu vào tiềm thức của biết bao người Việt Nam trong và ngoài nước, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam.

Nguồn gốc Tết thanh minh

Tết thanh minh được bắt nguồn từ Trung Quốc. Chuyện kể rằng, đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công, nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở. Bấy giờ có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi theo vua giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua.

Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cảm kích vô cùng. Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong mười chín năm trời, cùng nhau trải nếm bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa vụ của mình, chứ không có công lao gì đáng nói.

Vì vậy, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy. Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mồng 3/3 đến mồng 5/3 âm lịch hàng năm).

Từ đó ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm được coi là ngày tết Hàn thực, nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất. Từ thời Lý, nhân dân ta đã tiếp nhận tết Hàn thực nhưng ý nghĩa của ngày tết này đã biến đổi và mang đậm màu sắc truyền thống, phù hợp với tâm lý cũng như cuộc sống thường nhật của người dân nước Việt.

Vào ngày tết Hàn thực, người Việt không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn được thực hiện, chỉ có điều người Việt dùng bánh trôi – bánh chay cho tết Hàn thực với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội – hàn thực. Vì vậy người Việt còn gọi tết Hàn thực bằng một tên gọi khác là tết bánh trôi – bánh chay.

Cung Mo To Tien
Tảo mộ tết thanh minh (hình Internet)

Nét đẹp tâm linh qua ngày Tết thanh minh

Ý nghĩa Tết thanh minh

Tết thanh minh tuy không phải là cái Tết lớn, nhưng thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, thể hiện bổn phận con người Việt Nam – bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của tổ phụ, của những người đi trước. Đây chính là ngày giỗ tổ chung để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, gọi là đền đáp phần nào ơn sinh thành tạo dựng của tổ tiên.

Đối với người Việt Nam, Tết Thanh Minh là dịp để con cháu hướng về cội nguồn tổ tiên. Dù đi xa làm ăn thì vào ngày này gia đình cùng tụ họp đi tảo mộ sau đó về nhà quây quần bên mâm cơm gia đình. Những ngôi mộ sạch sẽ tươm tất như thay con cháu thể hiện lòng thành kính của mình đối với tổ tiên.

Ngày lễ Tết Thanh Minh không có ngày cố định thời gian bắt đầu từ ngày 4-5/4 (sau khi kết thúc tiết xuân phân) và kết thúc vào khoảng 20-21/4 dương lịch (khi bắt đầu Tiết Cốc Vũ). Vào ngày lễ này con cháu cùng nhau kéo về thăm mộ của tổ tiên, cùng nhau dọn dẹp quét rửa mộ phần và bày mâm cúng cho tổ tiên mong tổ tiên phù hộ cho con cháu luôn khỏe mạnh bình an.

Từ xưa, Tết thanh minh đã được Nguyễn Du nhắc đến trong truyện kiều.

Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

Thanh minh trong tiết tháng Ba

Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh

Gần xa nô nức yến anh

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân…

Photo1617459554428 161745955454136831682
Tết thanh minh là dịp để con cháu tảo mộ (nguồn ảnh Internet)

Tảo mộ Tết thanh minh

Khi tới nghĩa trang, mộ phần thì chủ lễ, thường là Trưởng họ (là trưởng nam, hoặc người lớn tuổi nhất trong dòng họ), hoặc người cha trong gia đình đặt lễ vào ban Thần linh (ở nghĩa trang lớn), hay miếu quan Thần linh, hoặc chỗ thờ chung (ở nghĩa địa nhỏ) – rồi thắp hương, khấn quan Thần linh cho phép con cháu vào thăm mộ gia tiên và tảo mộ (nếu là nghĩa trang tập thể thì sắm lễ, vàng, hương cúng quan Thần linh riêng).

Ttxvn Nghia Trang
Tết thanh minh là dịp nhớ về cuội nguồn, người đã khuất

Chủ lễ đốt hương khấn vái xin quan Thần linh, long mạch, sơn thần, thổ phủ – những vị cai quản khu đất nghĩa trang cho con cháu tảo mộ, sửa sang, phát quang và bồi thổ mộ phần tổ tiên, rồi đưa con cháu tiến về khu mộ gia tiên.

Tại đây chủ lễ thắp hương xin phép gia tiên cho con cháu thăm viếng, đồng thời tu bổ, làm quang quẻ lại khu mộ, rẫy cỏ, phát quang, tỉa cành cây khô, gẫy, bồi tôn mộ phần (nếu là mộ đất) để tránh rắn, chuột làm tổ, đào hang. Hoặc làm sạch bia mộ, quét lại vôi/sơn… Vôi sơn dịp này hay được dùng là màu nâu, màu đỏ nhằm giúp khu mộ vượng khí, vui mắt… mong ước con cháu dễ có tài lộc.

Riêng mộ đất nếu sụt lún, vỡ lở thì cần xin phép bồi thổ, hoàn long mạch để âm phần yên ổn. Với mộ đất thì bồi thổ, đắp tôn cao. Với mộ xây thì làm sạch, quét dọn, rẫy cỏ, tỉa cành cây, rễ cây để bảo vệ mộ phần.

Xong xuôi công việc tảo mộ thì biện lễ cắm hoa, thắp hương, hoa quả, bánh kẹo, xôi chè… Nếu có điều kiện thì đặt mỗi mộ một đĩa, nếu không có điều kiện thì đặt tất cả chung một mâm to ở trước mộ cụ “to nhất”, rồi chủ lễ tập trung con cháu đứng trước mộ phần đọc Văn khấn Thanh minh.

Cúng Thanh minh gia tiên nhà mình xong thì đốt thêm hương đi “thăm hỏi” các cụ xung quanh, mộ vô chủ. Khi hương nơi mộ phần cháy khoảng 2/3 nén thì thắp tiếp một tuần hương xin hạ lễ, tạ ơn rồi hóa vàng mã.

Tết Thanh minh nhắc chúng ta nhớ về quê hương, nguồn cội, nơi nuôi dưỡng mỗi người lớn khôn.

Xem thêm:

Bàn thờ Mộc Việt – Mộc của người Việt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *